Trang chính » Tin bài » Tài liệu chăn nuôi gà

Nguyên nhân và cách trị bệnh đậu gà
2013-04-03, 17.28.44

Hiện nay trong chăn nuôi gà là những con vật nuôi chủ yếu trong các hộ gia đình, đa phần các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán nên không tiêm vacxin phòng bệnh nên khi đàn gà mắc bệnh mới đi tìm mua thuốc về chữa trị. Bệnh thường xuất hiện chủ yếu trong mùa Đông xuân lúc thời tiết khô hanh và bệnh chủ yếu ở gà con. Để giúp bà con chăn nuôi phòng chống tốt bệnh đậu gà sau đây tôi xin giới thiệu nguên nhân và cách phòng trị bệnh dậu (dánh gà) ở gà như sau:
* Nguyên nhân: Bệnh đậu gà hay còn gọi là bệnh trái gà, (bệnh dánh gà) thường phát vào mùa khô, từ tháng 11 – 5 âm lịch.
Bệnh có thể lây do tiếp xúc trực tiếp với gà bệnh hoặc gián tiếp qua các dụng cụ chăn nuôi, đệm lót ổ đẻ...
+ Bệnh có thể lây truyền qua muỗi đốt từ gà bệnh sang gà khỏe.
+Bệnh phát nhanh, lây lan rộng, làm gà ăn uống kém hoặc không ăn, kiệt sức dần và là nguyên nhân kế phát các bệnh khác như E.coli, bạch lỵ… làm gà bị chết.
* Triệu chứng: Mụn đậu thường mọc ở những vùng ra không có lông(mào, tích, xung quanh mắt, mép, mỏ, chân, mặt trong cánh, trong mỏ gag...)
+ Mụn đậu có mầu sắc khác nhau từ mầu trắng trong chuyển sang mầu hồng, mầu vàng xám, khi mụn đậu khô dần đóng vảy có mầu nâu.
+ Mụn đậu thường mọc ở mắt làm cho gà bị mù (hay gặp ở gà con) Dạnh Niêm mạc thường ở hầu và họng. Trong miênhj và họng có lớp màng giả mầu vàng xám, phía dưới là các vết loét làm cho gà không ăn được suy kiệt rồi chết. Bệnh diễn biến trong thời gian 3 – 4 tuần phần đông gia cầm lành bệnh nhưng nếu vệ sinh không tốt thì bệnh sẽ nặng hơn tỷ lệ chết có thể lên đến 55 – 60%. Gà con mắc bệnh nặng hơn gà lớn, gà nuôi tập chung tye lệ chết cao.
* Bệnh tích: Gà ốm gầy, nổi mụn đậu trên da, viêm cata ở niêm mạc miệng, thanh quản. Các vết viêm này loang dần thành các nốt phồng, dày dần lên cuối cùng tạo thành lớp màng giả dính chặt vào niêm mạc. Niêm mạc ruột có thể tụ máu đỏ từng đám. Phổi tụ máu và tích nước. Khí quản chứa nhiều dịch xuất lẫn bọt.
* Phòng trị:
Nuôi cách ly gà con với gà lớn
+ Vệ sinh sát tùng chuồng trại, ổ đẻ dụng cụ chăn nuôi
Chủng ngừa cho gà con từ 7 – 10 ngày tuổi bằng vaccine Trái gà (đậu gà) lần 1 lúc gà 7 ngày tuổi, lần 2 trước khi gà lên đẻ (4 tháng tuổi) Dùng kim đâm qua màng cánh, sau 5 ngày cần kiểm tra lại vết chủng, nếu thấy vết chủng không cương to như hạt tấm thì phải chủng lại lần hai.
+ Cậy vẩy mụn đậu, rửa sạch bằng nước muối loãng
+ Hàng ngày bôi dung dịch 1%Xanhmetylen lên mụn đậu, sau ít ngày mụn đậu sẽ khô dần và tự bong.
+ Nếu gà bị vết loét ở niêm mạc miệng bôi thuốc sát trùng nhẹ Lugol 1%.
+ Làm sạch các mụn đậu rồi bôi các chất sát trùng nhẹ như Glycerin10%, CuSO4 5% Thể niêm mạc có thể lấy bông làm sạch màng giả ở miệng rồi bôi các chất sát trùng nhẹ hay kháng sinh . Nếu đau mắt có thể dùng thuốc nhỏ mắt
+ Bổ xung thêm Vitamin đặc biệt Vitamin-A.
+ Nếu bệnh nặng cần dùng kháng sinh phòng vi khuẩn bội phát.
+ Đốt chất thải của gà, độn chuồng, độn ổ đẻ.
+ Phun sát trùng thường xuyên trong thơi gian gà bị bệnh.
+ Chủng đậu cho các đàn chưa mắc bệnh ở khu vực xung quanh đàn gà bị bệnh.

Nguyễn Thị Tuyết Lan
Danh mục: Tài liệu chăn nuôi gà | Đăng bởi: thanhlam
Lượt xem: 695 | Tải về: 0 | Đánh giá: 0.0/0
Tổng bình luận: 0
Only registered users can add comments.
[ Sign Up | Login ]
Khu đăng nhập
Hỗ trợ trực tuyến

Liên hệ điện thoại

Liên hệ yahoo chat

Trạng thái

Trực tuyến: 1
Khách: 1
Thành viên: 0