Trang chính » Danh mục » Kỹ thuật nuôi gà thịt

NHỮNG KIẾN THỨC PHỤC VỤ PHÒNG CHỐNG DỊCH CÚM GÀ

* Vi rút cúm gà - Chúng nguy hiểm như thế nào ?

Cúm gà là bệnh do vi rút gây hại trên các loại gia cầm gà, vịt, ngan, ngỗng, chim... Gia cầm có thể chết ngay trong cùng một ngày khi triệu chứng bệnh xuất hiện, thậm chí chết ngay khi chưa biểu hiện bệnh. Bệnh lây lan rất nhanh và lây đến đâu thì gây tử vong cho gia cầm tới đó. Bệnh cúm gà sẽ lây từ gà sang người nuôi, người mổ gà và người ăn phải thịt gà bệnh. Trong một số trường hợp WHO đã cho rằng có thể vi rút H5N1 lây trực tiếp từ người sang người. Người mắc bệnh có triệu chứng sốt, ho khan, đau ngực, khó thở rồi suy hô hấp, truỵ tim mạch và gây tử vong nhanh. Nguy hiểm hơn nữa là hiện nay chưa có vắc xin phòng loại vi rút H5N1 này. Vi rút cúm gà có trong dãi, trong phân của gà bệnh. Trong 1 gram phân gà chứa một lượng vi rút đủ gây bệnh cho 1 triệu con gà khác. Chúng rất nhỏ không thể nhìn thấy và phát tán mạnh trong không khí khi phân dãi gà khô nên dịch bệnh lan nhanh trong không khí và gây bệnh cho gia cầm xung quanh. Trong một địa phương, đặc biệt ở Việt Nam và các nước Châu Á bệnh rất dễ lan truyền từ nhà này sang nhà khác, trang trại này sang trang trại khác do gia cầm chạy rông, do chim, chuột, ruồi và bụi đất có chứa mầm bệnh. Các dụng cụ như giầy dép quần áo của người tiếp xúc với gà bệnh cũng là phương tiện gây phát tán bệnh. Bệnh lan từ lãnh thổ này sang lãnh thổ khác thông qua nguồn nước, chim trời và các phương tiện vận chuyển, thậm chí do các phương tiện thông tin di chuyển từ vùng có bệnh sang vùng không có bệnh. Những lý do này cũng là nguyên nhân của hiện tượng lan nhanh của dịch ở các nước Châu Á, và đồng loạt các địa phương ở Việt Nam.

Các chuyên gia nghiên cứu còn cho biết: Vi rút cúm gà còn thấy trong thịt lợn, thịt gia cầm đông lạnh nên khuyến cáo người tiêu dùng phải đun kỹ các loại thịt trước khi ăn, chúng ta rửa sạch đồ dùng và phải rửa tay sạch sau khi tiếp xúc với thịt sống trong giai đoạn đang có dịch. 


* Có thể phòng bệnh và khống chế bệnh bằng cách nào ?
 
- Người chăn nuôi cần theo dõi chặt chẽ và phát hiện bệnh trong đàn gia cầm của mình. Bảo vệ các em nhỏ không cho tiếp xúc với gia cầm trong thời điểm dịch đang phát triển.
- Nhốt gia cầm đang nuôi để chúng không tiếp xúc với gia cầm trong thời điểm dịch đang phát triển.
- Người nuôi cần có các phương tiện tự bảo vệ như quần áo, mũ găng kính khi chăm sóc, cho gà ăn (thậm chí ngay khi gà chưa thể hiện bệnh).
- Khi phát hiện có bệnh cần khoanh vùng, cách ly vùng dịch ở bán kính 3 km. Ngiêm cấm đưa gia cầm ra khỏi vùng dịch. Đặt các trạm kiểm soát khử trùng các phương tiện vận chuyển, phương tiện giao thông đi lại trên đường từ vùng dịch sang vùng chưa có dịch.
- Tiêu huỷ toàn bộ gia cầm trong vùng, khu vực có dịch (kể cả gia cầm chưa mắc bệnh).
- Việc tiêu huỷ gia cầm phải thực hiện nghiêm túc để chống lây lan bằng hình thức đốt hoặc chôn gà (cho gà vào túi ni lông và chôn sâu 2,5m, sau đó rắc vôi bột, phun thuốc khử trùng quanh khu vực chôn gà).
- Khử trùng toàn bộ khu vực đã nuôi gia cầm như chuồng nuôi, nơi thả bằng cách cọ rửa và phun thuốc sát trùng, rắc vôi, chống bụi có vi rút phát tán vào nơi ở.
- Các địa phương cần tăng cường tuyên truyền trên loa đài, các phương tiện thông tin đại chúng, vận động từng gia đình để nông dân ý thức được tính nguy hiểm của đợt dịch cúm gia cầm, vệ sinh chuồng trại và khu vực đang sống.
- Chính quyền các địa phương cần có các biện pháp khẩn trương trợ giúp về kinh phí cho nông dân có gia cầm tiêu huỷ, hướng dẫn kỹ thuật và kiểm soát những hộ nuôi gia cầm để việc tiêu huỷ gia cầm trong vùng dịch hiệu quả, an toàn.
 
Trong khi cả nước đang quyết tâm ngăn chặn dịch cúm gà thì Chính phủ cũng đã chỉ đạo cuộc họp với Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh gia cầm về giải pháp duy trì đàn gia cầm giống cho chăn nuôi gia cầm sau khi hết dịch. Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch gia cầm đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành một mặt kiên quyết phòng chống dịch, mặt khác có giải pháp đặc biệt để đảm bảo an toàn cao nhất đàn gia cầm giống. Phương án được đặt ra gồm:

1. Lập vành đai an toàn xung quanh các cơ sở chăn nuôi gia cầm giống gốc, giống bố mẹ bao gồm vùng trắng và vùng đệm. Bán kính vùng trắng là 500m kể từ hàng rào của trại gia cầm giống trở ra, không được nuôi gia cầm, thu gom và xử lý toàn bộ đàn gia cầm đang có trong vùng trắng, tiến hành sát trùng, tiêu độc, định kỳ 2 tuần/lần. Vùng đệm, cự ly 500m kể từ vùng trắng, không được đưa gia cầm nơi khác đến, lập chốt kiểm soát tại vùng đệm để kiểm tra, theo dõi việc vận chuyển và xử lý gia cầm.

2. Trong khu vực trại chăn nuôi gia cầm giống, phải thực hiện nghiêm ngặt việc cách ly đối với người, động vật và cách phương tiện vận chuyển... sát trùng tiêu độc trong và ngoài chuồng nuôi, tối thiểu 2 ngày/lần, trang bị đầy đủ trang thiết bị tiêu diệt và phòng hộ cho người lao động bảo vệ đàn giống, xử lý khử trùng nước uống, thức ăn cho người và gia cầm giống, khử trùng phân, nước thải.

 
    Theo VTV2
Danh mục: Kỹ thuật nuôi gà thịt | Người đăng: thanhlam (2013-03-31)
Lượt xem: 492 | Bình luận: 1 | Đánh giá: 0.0/0
Tổng bình luận: 1
0  
1 gataphungdauson   (2017-05-25 08.58.54) [Bài viết]
bài viết rất hữu ích! smile

CÔNG TY TNHH GIỐNG GIA CẦM PHÙNG DẦU SƠN
Văn phòng Công ty: 102A Trần Phú, phường Lộc Thọ, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Trang trại: Thôn Dầu Sơn, xã Suối Tân, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.
Hotline: 0914016889 – 01294016889
Email: phunggagiong@yahoo.com.vn  
Website: 
Code
www.gataphungdauson.com
 

Only registered users can add comments.
[ Sign Up | Login ]
Khu đăng nhập
Hỗ trợ trực tuyến

Liên hệ điện thoại

Liên hệ yahoo chat

Trạng thái

Trực tuyến: 1
Khách: 1
Thành viên: 0