Trang chính » 2013 » Tháng tư » 18 » Bệnh bạch lỵ gà (Pulorum disease )
08.49.01
Bệnh bạch lỵ gà (Pulorum disease )

Nguyên nhân và đặc điểm chung của bệnh.

Bệnh bạch lỵ gà là một bệnh nhiễm trùng truyền nhiễm do Samonella pullorum gây nên, thường nhiễm cho gà con. Đặc điểm của bệnh gây gà ỉa phân trắng đục như vôi, nên gọi là "bạch lỵ". Gà con mắc bệnh thường chết tới 70-80%. Nếu trong thức ăn lại thiếu vitamin, nhất là B1 sẽ gây chết tới 100%. Nhiều vùng chăn nuôi gà coi đây là một bệnh nguy hiểm, làm cản trở đến phát triển chăn nuôi.

Đối với gà trưởng thành mắc bệnh bạch lỵ (phân trắng) gọi là bệnh thương hàn gà, do Samonella gallinarum gây nên. Gà mái đẻ mắc bệnh, trứng nở, gà con sẽ mang bệnh bạch lỵ.

Vì vậy, trên thực tế hai bệnh này, coi như là một bệnh bạch lỵ do hai loại vi khuẩn pullorum và gallinarum gây nên.

Từ đó, sự nhiễm trùng gây bệnh mang tính di truyền là phương thức truyền bệnh phổ biến, mang tính truyền nhiễm dai dẳng, lưu hành trong từng địa phương.

Gà là loại cảm thụ bệnh mạnh nhất, gà con mới nở vài ngày tuổi thường mắc bệnh nhiều hơn cả. Gà trưởng thành ít mắc và mắc ở thể mạn tính, trở thành những ổ chứa vi khuẩn. Gà tây, gà gô, vịt con, ngỗng con có thể mắc bệnh này.

Gà trống khi giao phối với gà mái mắc bệnh sẽ truyền bệnh cho nhiều gà mái khác.

Triệu chứng

- Gà con mắc bệnh, đứng một chỗ, buồn rầu kêu "chiếp chiếp" liên tục, kém ăn, đi lảo đảo, lông tơ khô, dựng đứng, mắt nhắm, niêm mạc mắt, mào, yếm đều nhợt nhạt. Phân lúc đầu xanh nhạt, sau trắng, đặc, cứng nhưvôi, có khi lẫn tia máu, phân khô bao quanh và bịt chặt lỗ đít làm gà không ỉa được. Kéo dài vài ngày thì chết, nhiều khi còn thấy gà con biểu hiện đau, sưng khớp, què.

- Gà trưởng thành, thường mắc chủ yếu ở thể mạn tính, gà mái sẽ đẻ thưa, sau ngừng hẳn do buồng trứng bị viêm, nếu viêm nặng buồng trứng sẽ vỡ gây viêm xoang bụng gà sẽ chết.

Biện pháp phòng trị

Phòng bệnh

+ Thường xuyên dọn vệ sinh, thay độn chuồng, dùng nước vôi 10% tiêu độc.

+ Máng ăn, máng uống, dùng xút 3% để rửa, sau dội lại bằng nước sôi.

+ Tiêu độc lò ấp hoặc phòng ấp, cần dùng formol và thuốc tím (MnO4K2) theo tỷ lệ 2g formol và 1,5g thuốc tím, trộn vào nhau để hơi formol bay ra khử trùng cho một mét khối không khí. Hoặc có thể để formol bốc hơi trong lò ấp mỗi tháng 1 lần kéo dài từ 30-60 phút.

+ Kiểm tra máu gà mái để phát hiện bệnh, cứ 6 tháng một lần, nếu cần, gửi máu gà mái trong đàn nghi có bệnh về phòng chẩn đoán thú y trung ương kiểm tra. Nếu có bệnh, tiêu diệt và vệ sinh tiêu độc chuồng trại, rồi mới nhập gà mái khác.

Điều trị:

Có thể dùng một trong các loại thuốc sau:

+ Chloramphénicol (Tyfomycine) pha nước tỷ lệ một phần vạn đến hai phần vạn (từ 1/10.000 đến 2/10.000) cho gà con uống tự do trong một tuần.

- Sulfamérazine (hoặc Sulfaméthazine) cho uống tự do từ 1-2 ngày.

- Tetracycline và Nitrofurazolidon, mỗi thứ 25g trộn trong 10kg thức ăn hỗn hợp cho gà ăn tự do 5 ngày rồi nghỉ, mỗi tháng 1 lần.

Ngoài ra, còn nhiều thứ thuốc khác như Néomycine, Ampicolifort... đều có hiệu quả phòng và trị bệnh này, trước khi sử dụng đọc kỹ lời chỉ dẫn ở nhãn thuốc.

Nguồn: KT nuôi gà thả vườn trong gia đình
Danh mục: PHÒNG BỆNH CHO GÀ | Lượt xem: 976 | Đăng bởi: thanhlam | Đánh giá: 2.0/1
Tổng bình luận: 0
Đăng kí để bình luận.
[ Đăng kí | Đăng nhập ]
Khu đăng nhập
Xem tin theo ngày
«  Tháng tư 2013  »
CNT2T3T4T5T6T7
 123456
78910111213
14151617181920
21222324252627
282930
Hỗ trợ trực tuyến

Liên hệ điện thoại

Liên hệ yahoo chat

Bản tin dịch vụ
[2013-02-20]
GÀ THỊT (0)
Trạng thái

Trực tuyến: 1
Khách: 1
Thành viên: 0