Trang chính » 2013 » Tháng tư » 3 » Phát hiện, phòng chống dịch bệnh cho đàn gà ở thời điểm giao mùa và trong suốt mùa nắng nóng
17.08.50
Phát hiện, phòng chống dịch bệnh cho đàn gà ở thời điểm giao mùa và trong suốt mùa nắng nóng

1. Các loại dịch bệnh thường gặp.

    Qua thực tế sản xuất cho thấy, vào thời điểm giao mùa và trong suốt mùa nắng nóng đàn gà thường mắc các loại dịch bệnh phổ biến sau:

 1.1. Bệnh dịch tả (Newcatson):

   + Nguyên nhân: Gây ra bởi virus Paramyxovirus serotype 1. Bệnh Newcastle còn được gọi là dịch tả hay bệnh rù. Là bệnh thường gặp nhất ở gà, cút, bồ câu gây tổn thất lớn trong chăn nuôi gia cầm. Bệnh lây lan qua đường hô hấp và tiêu hóa do tiếp xúc trực tiếp với gà bệnh, phân hay người, chuột, dụng cụ, xe cộ, gió thổi làm virus từ nơi này lây sang nơi khác và đặc biệt lây do chim trời. Thời gian ủ bệnh từ 5-7 ngày có khi đến vài tuần trong điều kiện tự nhiên.

   + Phát hiện bệnh:

- Gà nhiễm bệnh có thể chết nhanh trong vòng 3-4 ngày với triệu trứng: Suy sụp, bỏ ăn, xù lông, gục đầu, thở khó khăn, ho, lờ đờ, phân lỏng màu xanh đôi khi lẫn máu, mào tím, mặt sưng... Giai đoạn sau, gà bệnh đầu ngoẹo, cổ còng, quay vòng tròn, liệt chân, cánh. Đối với gà đẻ, thì sản lượng trứng giảm, trứng non nhiều, màu trắng nhợt.

 1.2. Bệnh tụ huyết trùng:

   + Nguyên nhân: - Do Vi khuẩn Tụ huyết trùng gà gây nên

                              - Do thức ăn, nước uống đã bị nhiễm mầm bệnh

                             - Vi khuẩn có sẵn trong cơ thể, khi thời tiết thay đổi, sức đề kháng cơ thể giảm dẫn đến sinh bệnh.

  + Triệu chứng:

    Sốt cao 42-43oC, gà ủ rũ bỏ ăn, lông xù đi lại chậm chạp. Mũi miệng chảy nước nhớt sủi bọt, phân trắng loãng, trắng xanh hoặc lẫn máu, có thể ỉa chảy, thở khó, mào yếm tím tái, đôi khi thấy hiện tượng sưng khớp.

 1.3. Bệnh hô hấp mản tính (CRD)

   + Nguyên nhân: Do Mycoplasma gallisepticum (MG) gây ra, lây lan chủ yếu qua trứng, đường hô hấp và tiêu hóa. Gà mái đẻ bị nhiễm bệnh có thể truyền mầm bệnh cho gà con qua trứng hoặc do gà khỏe tiếp xúc trực tiếp với gà nhiễm bệnh và mang mầm bệnh hay gián tiếp qua thức ăn, nước uống, xe cộ, người qua lại…

   + Triệu chứng: Gà gầy yếu mất sức, thở khò khè, chảy nước mủi, mắt viêm sưng, đôi khi thấy viêm khớp.

  1.4. Bệnh viêm phế quản truyền nhiểm (IB)

   + Nguyên nhân: Gây ra bởi virus họ Coronaviridae. Bệnh lây qua đường hô hấp và tiêu hóa do tiếp xúc với gà bệnh, hít thở không khí nhiễm mầm bệnh thổi từ chuồng này sang chuồng khác hoặc do xe cộ, người, chó, chuột mang mầm bệnh từ nơi này sang nơi khác. Bệnh xảy ra trên gà ở các lứa tuổi, nhưng nặng nhất là gà con.

   + Phát hiện bệnh:

- Thời gian ủ bệnh từ 18-36 giờ.

- Gà hắt hơi, thở khò khè, kém ăn, chậm lớn, lông cánh xơ xác

- Ở gà con: Ho, thở hổn hển, chảy nước mũi, sốt, uể oải, gà yếu, tiêu chảy phân trắng, ăn ít, thường chụm lại thành từng bầy quanh đèn sưởi. Tỷ lệ mắc bệnh có thể lên đến 100% và tỷ lệ chết là khoảng 30%.

- Ở gà đẻ trứng: Có những triệu chứng hô hấp trên, giảm đẻ và chất lượng trứng giảm thấp (lòng trắng loãng), trứng bị méo mó.

2. Phòng bệnh

    Để hạn chế tốt nhất sự xuất hiện và gây hại của các loại dịch bệnh trên đàn gà, chúng ta cần làm tốt công tác phòng bệnh – theo dõi, phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Trong đó phòng bệnh là chính:

+ Phải tuyển chọn con giống đảm bảo tiêu chuẩn: Khoẻ mạnh, sạch bệnh….

+ Phải có thời gian cách ly giữa các lứa gà nhập đàn mới (trung bình là 21 ngày), nuôi riêng rẽ các loại gia cầm với nhau. Thực hiện tốt quy trình theo nguyên tắc: "cùng vào-cùng ra” để loại mầm bệnh.

+ Thực hiện tốt quy trình tiêm chủng các loại vacxin cho đàn gà theo lịch: Vacxin Lasota, vacxin Tụ huyết trùng, Cúm gia cầm, Newcatxơn, Đậu gà, Gumboro….

+ Sử dụng một số loại thuốc kháng sinh trộn vào thức ăn, nước uống để kiểm soát dịch bệnh như: anniccld, vimenro và các loại thuốc khác chuyên dùng cho gà.

+ Kịp thời cách ly gà bệnh và gà chưa mắc bệnh, loại thải và tiêu huỷ kịp thời khi cần thiết.

+ Chống nóng cho đàn gà: Đây là biện pháp hết sức quan trọng để phòng bệnh và giảm thiểu ảnh hưởng xấu của thời tiết và dịch bệnh tới năng suất chất lượng, giá trị của đàn gà. Để thực hiện tốt vấn đề này chúng ta cần:

    * Bố trí chuồng trại thoáng mát, làm chuồng theo hướng Đông – Nam, có phên che chống nóng xung quanh, mái chuồng được lợp bằng ngói hoặc tăng thêm các lớp lá thảo mộc cho im mát trong chuồng. Nên tưới nước lên mái chuồng vào mỗi sáng sớm để làm mát.

    * Chất độn chuồng luôn sạch sẽ và chỉ trải một lớp mỏng. Chuồng cần có hệ thống thông gió tốt, sân chơi có mái che tốt, vườn trồng nhiều cây che bóng im, bóng mát.

    * Cho gà ăn vào những lúc trời râm mát: Vào thời điểm sáng sớm và chiều tối (để hạn chế sự bốc nhiệt trong cơ thể gà khi ăn và tiêu hoá thức ăn). Bổ sung Canxi và các loại rau xanh vào khẩu phần ăn của gà.

    * Tăng sức đề kháng cho gà bằng cách cho uống Bcomlech, Vitamin C, chất điện giải….

    * Cho gà uống nước mát đầy đủ, có thể thêm vào 0,2% muối vào nước cho gà uống được nhiều nước hơn, để mát hơn.

    * Thường xuyên vệ sinh sát trùng chuồng trại, máng ăn, máng  uống, dụng cụ thú y bằng các loại thuốc sát trùng chuyên dùng trong thú y như: Iodine, Vimeko….      

3. Trị bệnh

     Chúng ta phải thường xuyên theo dõi, phát hiện đúng và kịp thời các triệu chứng của bệnh. Dùng các loại thuốc thú y chuyên dùng đặc trị cho từng loại dịch bệnh để hạn chế và chữa trị có hiệu quả khi đàn gà xảy ra dịch bệnh.

      

                                                                        Nhân Sang

                                                                 Trạm KN Anh sơn

Danh mục: PHÒNG BỆNH CHO GÀ | Lượt xem: 1861 | Đăng bởi: thanhlam | Đánh giá: 0.0/0
Tổng bình luận: 0
Đăng kí để bình luận.
[ Đăng kí | Đăng nhập ]
Khu đăng nhập
Xem tin theo ngày
«  Tháng tư 2013  »
CNT2T3T4T5T6T7
 123456
78910111213
14151617181920
21222324252627
282930
Hỗ trợ trực tuyến

Liên hệ điện thoại

Liên hệ yahoo chat

Bản tin dịch vụ
[2013-02-20]
GÀ THỊT (0)
Trạng thái

Trực tuyến: 1
Khách: 1
Thành viên: 0